Nhân giống cây lá đắng (Vernonia amygdalina) bằng phương pháp nuôi cấy mô

Cây lá đắng được nhân giống in vitro với mục đích nhân nhanh số lượng cây giống chất lượng cao, đồng nhất về hình thái, hạn chế sự thoái hoá giống.

Cây lá đắng hay còn gọi là cây mật gấu, mã hổ, hoàn liên ô rô, lá lằng. Đây là một cây thuốc nam với vị đắng đặc trưng, có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời. Trong những năm gần đây, nhiều công bố khoa học trong và ngoài nước đều cho thấy tác dụng vượt trội của cây lá đắng trong điều trị nhiều bệnh như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, Parkinson, Alzheimer, sốt rét, viêm phổi, viêm gan, viêm dạ dày, hỗ trợ điều trị HIV. Tuy nhiên, các nghiên cứu này tâp trung vào phân tích thành phần hoá học trong cây chưa đi sâu vào hoạt tính cũng như nhân giống cây.

Hình ảnh: Cây lá đắng (nguồn sưu tầm)

Hiện nay, việc nhân giống đa số là giâm cành, chiết cành làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất của cây mẹ. Để đáp ứng nhu cầu làm nguồn thực phẩm cũng dược liệu cây lá đắng, do ThS. Trần Thị Bích Huy thuộc Khoa Công nghệ Sinh học trường Đại học Nguyễn Tất Thành kết hợp với các cộng sự trường Đại học Khoa học Tự nhiên sử dụng phương pháp nuôi cấy mô với mục đích nhân nhanh số lượng cây giống chất lượng cao, đồng nhất về hình thái, hạn chế sự thoái hoá giống.

Nguồn vật liệu được sử dụng trong thí nghiệm là chồi ngọn hoặc đoạn thân mang chồi nách vị trí số 2 và số 3 (tính từ chồi ngọn xuống) của cây lá đắng (Vernonia amygdalina) 3 năm tuổi. Mẫu được tiến hành nuôi cấy trên môi trường MS ½ bổ sung chất điều hoà sinh trưởng thực vật.

Hình ảnh mẫu vật được làm vật liệu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 7 ngày nuôi cấy, tỷ lệ mẫu sống và không nhiễm cao nhất khi được khử trùng bằng HgCl2 0,1% (w/v) của vật liệu là 80,60% trong thời gian 4 phút. Nguồn vật liệu trên được nuôi cấy trên môi trường MS ½ bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật nhằm khảo sát điều kiện tối ưu cho sự nhân chồi.

Kết quả, vật liệu được nuôi cấy trên môi trường MS ½ + BA 4,0 mg/l + adenine 0,8 mg/l cho số chồi cao nhất là 15,67 chồi/ mẫu cấy, chồi khỏe phù hợp cho mục đích nuôi cấy tạo rễ.

Sự phát triển của chồi ngọn sau 4 tuần nuôi cấy trên môi trường MS ½ + BA 4,0 mg/l + adenine 0,8 mg/l

Và sự tạo rễ in vitro tốt nhất trên môi trường MS ½ + NAA 0,3 mg/l, rễ xuất hiện sớm, nhiều rễ phụ. Như vậy, phương pháp nuôi cấy in vitro phù hợp cho sự nhân giống cây lá đắng.

Sự tạo rễ cây Lá đắng sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường MS ½ bổ sung NAA 0,3mg/l (A); Cây lá đắng in vitro sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường MS ½ bổ sung NAA 0,3mg/l (B)

Từ các kết quả trên, chúng tôi rút ra quy trình tạo chồi và rễ in vitro của cây lá đắng như sau:

 

Trần Thị Bích Huy

Đã đọc 3965 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department