Nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.) in vitro

Nhu cầu tiêu thụ măng tây nước ta tăng lên dẫn đến vấn đề tuyển chọn và xây dựng quy trình nhân giống loài cây này là rất cấp thiết.

Măng tây là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, Trong cây Măng tây có glucid; lipid; protid; cellulose; sarsasapogenin; asparagin; coniferin; rutosid; các vitamin A, B1, B2, C và thành phần khoáng mangan, sắt, photpho, kali, calcium four, brome, iod; có tác dụng phòng trị bệnh đường tiêu hóa, tiểu đường, suy gan, thận, chống lão hóa, tăng cường sinh lực.

Những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm và dược liệu ngày càng cao của thị trường, diện tích trồng loài cây này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, do việc phát triển diện tích trồng hiện nay mang tính tự phát, tính tạp giao tự nhiên phức tạp và việc thiếu chiến lược chọn tạo giống hợp lý đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng của sản phẩm Măng Tây. Để có chiến lược phát triển lâu dài đem lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao, vấn đề tuyển chọn và xây dựng quy trình nhân giống loài cây này là rất cấp thiết.

Để giải quyết vấn đề trên, sinh viên Hoàng Thị Thủy và Cao Bích Hằng lớp 16DSH1A đã thực hiện đề tài nghiên cứu nhân giống cây măng tây in vitro tại phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô thực vật, Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành với sự hướng dẫn của ThS. Đỗ Tiến Vinh.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt Măng tây được vô trùng tốt nhất ở nồng độ javel 75% trong thời gian 10 phút với tỷ lệ mẫu vô trùng đạt 100%, chồi cây Măng tây phát triển bình thường sau 30 ngày nuôi cấy.

Hình 1. Vô trùng mẫu cây Măng tây: Mẫu hạt sau khi vô trùng (A); Hạt nảy mầm sau 7 ngày; Chồi Măng tây sau 10 ngày nuôi cấy (C)

Trong nhân giống in vitro việc nâng cao tỷ lệ tạo chồi là vô cùng cần thiết, việc xác định được môi trường cho tỷ lệ tạo chồi cao sẽ góp phần rút ngắn thời gian sản xuất và hạ giá thành cây giống. Nhóm nghiên cứu đã xác định được môi trường LV có bổ sung BA 1 mg/l là thích hợp nhất cho quá trình tạo chồi cây Măng tây.

Hình 2. Chồi Măng tây nuôi cấy trên các môi trường có bổ sung BA

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chất điều hòa sinh trưởng thực vật NAA với nồng độ 3 mg/l có tác động tốt nhất đến quá trình tạo rễ cây Măng tây in vitro. Tuy nhiên, thời gian ra rễ kéo dài, rễ chậm phát triển. Cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để nâng cao hiệu quả ra rễ và tỷ lệ sống của cây Măng tây khi chuyển ra vườn ươm.

Hình 3. Chồi Măng tây nuôi cấy trên các môi trường có bổ sung: IBA (A); IAA (B) và NAA (C)

Tài liệu tham khảo

  1. Murashige Ta, Skoog; F. A revised medium for rapid growth and bio assays with tobacco tissue cultures. Physiologia plantarum. 1962;15(3):473-497.
  2. Gamborg, O.L.c., Miller RA, Ojima aK. Nutrient requirements of suspension cultures of soybean root cells. Experimental cell research. 1968;50(1):151-158.
  3. Litvay, J.D., D.C. Verma, and M.A. Johnson. Influence of a loblolly pine (Pinus taeda L.). Culture medium and its components on growth and somatic embryogenesis of the wild carrot (Daucus carota L.). Plant Cell Reports. 1985;4(6):325-328.
  4. Lloyd G. & B. McCown, 1981. Commercially feasible micropropagation of mountain laurel, Kalmia latifolia, by use of shoot -tip culture. In: Comb. Proc. Intl. Plant Prop. Soc., 30:421-426.
  5. Bùi Văn Lệ, Nguyễn Ngọc Hồng (2006), Ảnh hưởng của chất điều hòa tăng trưởng thực vật và đường saccharose lên dịch nuôi cấy huyền phù tế bào dừa cạn (Catharanthus roseus). Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ 9(6), 5-66
  6. Kozai T., Kubota C., Watanabe I., 1988. Effects of basal medium composition on the growth of carnation plantlets in auto and mixo-trophic tissue culture. Acta Hort., 230: 159-166.
  7. Ngô Phương Ngọc, Lâm Ngọc Phương , 2015. Vi nhân giống cây Măng tây (Asparagus officinalis L.. Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Phần B: Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học: 83 – 89
  8. Ameena Abdulla H. S. Al Malki and Khaled M. Suliman Elmeer. 2010. Influence of auxin and cytokinine on in vitro multiplication of Ficus Anastasia. African Journal of Biotechnology Vol. 9(5), pp. 635-639.
  9. Jianwu Ren, Wenjing Chen, Mikołaj Knaflewski. 2012. Factors affecting Asparagus (Asparagus officinalis L.) root development in vitro. Acta Sci. Pol., Hortorum Cultus 11(6) 2012, 107-118
  10. Shen S., Zou D., Zhang C., Liu S., 1995.Improved rate of callus and plantlet from anther culture of asparagus (Asparagus officinalis L). Acta Hort. 402, 299-305
  11. Saharan V., 2010. Effect of gibberellic acid combined with saponin on shoot elongation of Asparagus officinalis. Biologia Plant. 54 (4), 740-742.
  12. Mamiya K., Sakamoto Y., 2000. Effects ofsugar concentration and strength of basal medium on conversion of somatic embryos in Asparagus officinalis L. Sci. Hortic. 84(1-2), 15-26.
  13. Wang J.Y., Zhang X.P., Yang R., Li X.F., 2010. Effects of auxins on the propagation of Asparagus officinalis L. J. East China Normal Univ. (Nature Science). 6, 101-108.

Đỗ Tiến Vinh

Đã đọc 9017 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department