Bệnh bạch hầu trở lại, Anti-vaccine liệu có đúng đắn?

Mặc kệ những nổ lực tuyền truyền của Tổ chức y tế Thế giới WHO và Bộ Y tế Việt Nam về sự cần thiết phải tiêm vaccine ngừa bệnh bạch hầu, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề này.

Bệnh bạch hầu là gì?

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch hầu. Thông thường, trẻ từ 1 đến 10 tuổi bị nhiều nhất là do kháng thể từ người mẹ truyền sang không còn.

Tác nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheria, là vi khuẩn hiếu khí Gram dương. Khả năng tiết độc tố của vi khuẩn bạch hầu là do nhiễm một loại virus có mang gene tạo độc tố. Chỉ những dòng mang độc tố mới có thể gây bệnh nghiêm trọng, dòng vi khuẩn không tiết độc tố chỉ gây viêm họng nhẹ – trung bình, không tạo màng giả.

Vi khuẩn tiết độc tố, ức chế tổng hợp protein, gây hủy hoại mô tại chỗ tạo nên màng giả dày màu trắng xám ở mũi, họng, lưỡi và thanh khí quản. Độc tố được hấp thu vào máu và phân phối khắp cơ thể. Chính độc tố này gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, tổn thương thần kinh, liệt cơ, …

benh bach hau tro lai 1

Hiện nay, đã có thuốc để điều trị bệnh bạch hầu, tuy nhiên, trong giai đoạn tiến triển, bệnh bạch hầu có thể gây hại cho tim, thận và hệ thần kinh của người bệnh. Ngay cả khi điều trị, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong với tỷ lệ 3% những người mắc bệnh bạch hầu tử vong, tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ em dưới 15 tuổi.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), đầy đủ, đúng lịch.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc-xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, biện pháp tiêm ngừa được đưa lên hàng đầu. Nhờ vào vaccine dự phòng mà rất nhiều năm nay, bạch hầu được liệt vào những bệnh bị “xóa sổ” ở các nước phát triển. Tuy nhiên thời gian gần đây xuất hiện phong trào “Anti-Vaccine” và căn bệnh này đã quay trở lại.

Vậy, vì sao lại do dự và từ chối vaccine trong khi vaccine được xem là một trong những thành công của nền y tế hiện đại?

Vô vàn bằng chứng khoa học đã chứng minh sự hiệu quả và an toàn của các loại vaccine. Nhưng tiếc thay, WHO cho biết tỷ lệ tiêm chủng trên toàn cầu đã giảm xuống trong những năm gần đây, nguyên do là những thông tin sai lệch về vaccine  khiến niềm tin của cộng đồng vào thuốc đã giảm đi rất nhiều khiến rất nhiều trẻ đã không được đi tiêm ngừa. Và những bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine đã quay trở lại! Đơn cử như bệnh Sởi đang trên đà quay trở lại trên toàn thế giới và bây giờ là bạch hầu.

Mặc kệ những nổ lực tuyền truyền của Tổ chức y tế Thế giới WHO nói chung và Bộ Y tế Việt Nam nói riêng, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề sử dụng vaccine. Vậy ý kiến cá nhân của bạn như thế nào?

Để có những quyết định đúng đắn thì đầu tiên cần có những kiến thức cơ bản về Sinh học động vật và con người, hiểu về Vi sinh vật học và nguyên tắc ứng dụng chúng trong công nghệ sản xuất vaccine, cơ chế tác động của vaccine vào hệ thống miễn dịch ở người.

Hãy đến với Khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Nguyễn Tất Thành, chúng tôi sẽ trang bị cho bạn những kiến thức Sinh học thực nghiệm để ngoài việc tạo định hướng nghề nghiệp trong tương lai, bạn có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong đời sống thực tiễn trên cương vị là một cử nhân Công nghệ Sinh học.

Giang Cẩm Tú - Khoa Công nghệ Sinh học NTTU

Đã đọc 22527 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department