Ứng dụng DNA markers trong đánh giá sự đa dạng di truyền và truy tìm nguồn gốc của chó nhà

Các giống chó đặc hữu của Việt Nam vẫn còn giữ được tính đa dạng di truyền rất cao và đặc biệt vẫn còn giữ lại một số đặc tính quý hiếm của loài sói hoang dã.

Chó được xem là một trong những loài động vật có mối quan hệ mật thiết với con người, được con người xem như thú cưng, sống gần gũi và được đánh giá như là loài vật thông minh, trung thành với con người nhất. Chúng là loài động vật đầu tiên được con người thuần hóa từ loài sói hoang dã và theo chân con người đi khắp các lục địa trong suốt quá trình lịch sử và phát triển của loài người. Ngoài được nuôi làm thú cưng, con người còn đưa chó vào phục vụ cho các hoạt động xã hội của con người như săn bắt, kéo xe, chăn cừu, giữ nhà, điều tra nghiệp vụ hay dẫn đường.

Tuy là người bạn sống gần gũi và trung thành nhất với con người nhưng những bí mật xung quanh loài động vật này vẫn luôn là điều bí ẩn với con người. Cụ thể, như việc thuần hóa chó nhà diễn ra vào thời kỳ nào? Cách mà con người thuần hóa chúng? Tại sao chó nhà lại có sự đa dạng về hình thể rất lớn, từ những cá thể to lớn như chó Ngao Tây Tạng, chó Great Dane cho đến những cá thể có kích thước rất nhỏ như Pomeranian? Những câu hỏi đặt ra này vẫn chưa có câu trả lới thích đáng.

Hiện nay, với sự phát triển của ngành khảo cổ học đã góp phần quan trọng giúp cho các nhà khoa học dần làm sáng tỏ những vấn đề trên. Các nhà khảo cổ học đã đưa ra một bức tranh tổng thể về nguồn gốc của loài chó thông qua các kết quả nghiên cứu từ những mẫu hóa thạch của chó nhà.

Trước hết, các nhà nghiên cứu đã cho rằng chúng tiến hóa từ những con sói cổ đại. Tuy nhiên, tại thời điểm nào, vị trí địa lý, cũng như số lần chó nhà được thuần hóa là những vẫn đề còn vấp phải nhiều sự bàn cãi trong giới khảo cổ học.

Gần đây hơn, với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực kỹ thuật di truyền, cũng như sự tiến bộ trong kỹ thuật giải trình tự đã mang đến các công cụ hữu ích cho các nhà nghiên cứu, giúp tìm ra các DNA Marker (một đoạn DNA giúp nhận diện một đặc tính di truyền quan trọng nằm trên bộ gen) quan trọng, giúp cho việc đánh giá sự đa dạng di truyền cũng như truy tìm nguồn gốc của các loài chó nhà một cách toàn diện và chính xác hơn.

Các nghiên cứu bước đầu của các nhà khoa học dựa trên DNA marker được tìm thấy trong những mẫu xương hóa thạch đã cho ra nhiều kết quả quan trọng, như cho rằng sự thuần hóa chó nhà chỉ diễn ra một lần duy nhất tại Trung Quốc cách đây khoảng 30.000 năm.

Sự  thuần hóa của chó nhà tại Đông Nam Á sau đó di cư khắp thế giới (Wang và cs, 2016)

Tiếp nối những thành tựu khoa học từ những nghiên cứu ghiên cứu trên, Khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã tiến hành nhiều nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền, truy tìm nguồn gốc của một số giống chó quý hiếm của Việt Nam như chó Phú Quốc, H’Mông cộc và chó Bắc Hà và chó nhà tại một số khu vực đía lý khác nhau của Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các giống chó đặc hữu của Việt Nam vẫn còn giữ tính đa dạng di truyền rất cao và đặc biệt là vẫn còn giữ lại một số đặc tính quý hiếm của loài sói hoang dã, kết quả này góp phần làm sáng tỏ thêm về nguồn gốc cũng như con đường di cư và phần bố của chó nhà tại Việt Nam.

Mạng lưới haplotype thể hiện sự đa dạng di truyền cũng như mối quan hệ giữa các haplotype trong quần thể chó Phú Quốc, trong đó, có sứ hiện diện của haploitype (E1, E4) hiếm

Một số nghiên cứu đã được công bố

Trần Hoàng Dũng, Thái Kế Quân, Nguyễn Thành Công, Huỳnh Văn Hiếu, Chung Anh Dũng (2016), "Xác định nguồn gốc chó Phú Quốc bằng trình tự vùng D-loop trong genome ty thể.", Tạp chí Sinh học, 38(2), 269-278.

Thái Kế Quân, Nguyễn Văn Tú, Huỳnh Văn Hiếu, Nguyễn Thành Công, Trần Hoàng Dũng (2016), "Quy trình tách chiết DNA đơn giản và hiệu quả từ lông chó", Tạp chí Sinh học, 38(1), 124-132.

Thai K.Q., Huynh V. H., Chung A.D., Tran H.D. (2016), "Evaluation of genetic diversity of Vietnamese dogs based on mitochondrial DNA hypervariable-1 region", Научный результат. Серия: Физиология, 2(3), pp. 45-50.

Thai K.Q., Nguyen V.T., Huynh V.H., Chung A.D., Tran H.D. (2016), "Evaluation of genetic diversity of phu quoc ridgeback dogs based on mitochondrial DNA hypervariable-1 region", Journal of Biotechnology, 14(1A), pp. 245-253.

Tài liệu tham khảo

Wang G. D., Zhai W., Yang H. C., Wang L., Zhong L., Liu Y. H., Fan R. X., Yin T. T., Zhu C. L., Poyarkov A. D., Irwin D. M., Hytönen M. K., Lohi H., Wu C. I., Savolainen P., Zhang Y. P., 2016. Out of southern East Asia: the natural history of domestic dogs across the world. Cell Res. 26(1): 21-33.

Nguyễn Thành Công

Đã đọc 3140 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department