Xây dựng mã vạch DNA cho một số cây gỗ rừng ở vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang bằng trình tự vùng ITS

Việc xây dựng mã vạch DNA cho từng loài sẽ giúp nhận dạng một cách nhanh chóng và chính xác ở cấp độ di truyền phân tử, đồng thời bảo vệ quyền đặc hữu các loài cây gỗ rừng Việt Nam.

Với hệ sinh thái rừng và biển phong phú, Vườn Quốc gia Phú Quốc là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của nước ta. Với tổng diện tích VQG Phú Quốc là 31.422 ha, trong đó có tới 29.135,9 ha rừng tự nhiên với khoảng 3.000 ha rừng nguyên sinh, đây là nguồn tài nguyên quý giá cần được nghiên cứu bảo tồn. Theo kết quả nghiên cứu của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ (2002), thì Vườn Quốc gia Phú Quốc có khoảng 1.164 loài, 531 chi, 137 họ thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó có rất nhiều loài không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa và phát triển du lịch ở đây diễn ra rất nhanh, dẫn đến nhiều loài thực vật bị khai thác mạnh phục vụ cho du lịch, nhiều nơi rừng tự nhiên bị khai thác để xây nhà nghỉ, các hoạt động vui chơi, giải trí nên rừng đang bị suy thoái dần.

Vì vậy, ngoài việc bảo tồn các loài cây gỗ rừng tại VQG trong tự nhiên, cần phải kết hợp bảo vệ quyền đặc hữu các loài cây gỗ rừng này bằng việc xây dựng mã vạch DNA cho từng loài để nhận dạng một cách nhanh chóng và chính xác ở cấp độ di truyền phân tử. Việc tạo lập cơ sở dữ liệu DNA của các giống/loài, đăng kí ở ngân hàng gene thế giới về tài nguyên di truyền thực vật đặc hữu của Việt Nam nói chung và các cây gỗ rừng tại VQG Phú Quốc nói riêng đang là vấn đề rất quan trọng, mang tính khoa học và thực tiễn cao.

Nhóm nghiên cứu tại Khoa Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tiến hành thiết lập quy trình xây dựng mã vạch DNA cho một số cây gỗ rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc tỉnh Kiên Giang bằng trình tự vùng ITS.

Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập được 26 mẫu lá cây gỗ rừng được đánh số thứ tự từ AT01 – AT29. Bước đầu nhóm nghiên cứu đã có những kết quả khởi điểm trong việc định danh các cây gỗ rừng tại VQG Phú Quốc. Nhóm nghiên cứu đã định danh hình thái sơ bộ được 17 họ; đa dạng nhất là họ Sim (Myrtaceae) với 5 loài, tiếp đến là họ Xoan (Meliaceae) với 4 loài.

Các mẫu cây gỗ rừng đã được định danh hình thái sơ bộ

Stt Họ Ký hiệu mẫu Tên mẫu Tên khoa học Hình
1 Myrtaceae AT11 Sắn Thuyền Syzygium polyanthum (wight)

    AT16 Trâm trắng Syzygium wightianum

    AT26 Trâm Ba Vì Syzygium baviense

 

    AT28 - Syzygium sp.

 

    AT29 Trâm vỏ đỏ (Trâm tía) Syzygium zeylanium (L.) DC.

2 Rubiaceae AT06 Lấu leo

Psytrochia sarmentosa Bl. var. membranacea

    AT07 Họ cà phê Rubiacea

 

3 Meliaceae AT04 Sấu đỏ (sấu chua, sấu tía) Sandoricum koetjape (Burm.f.)

    AT13 Sấu đỏ (sấu chua, sấu tía) Sandoricum koetjape (Burm.f.)

    AT19 Sấu đỏ (sấu chua, sấu tía) Sandoricum koetjape (Burm.f.)

    AT21 Quếch Chisochenton sp.  (or Amoora sp.)

4 Celastraceae AT01 Cà bu Pleurostylia oppsotia (wall.)

    AT15 Chóp mau Salacia typhina pierre

5 Rosaceae AT08 Cám Parinari annamensis (Hance)

6 Apocynaceae AT09 Mò cua (Hoa sữa) Alstonia scholasis (L.)

7 Tiliaceae AT10 Cò ke Grewia tomentosa

8 Rhizophoraceae AT12 Xăng mã chẻ Carallia brachiata (Lour.)

9 Annonaceae AT14 Họ Na Annonaceae

10 Lauraceae AT17 Bời lời lá to Litsea grandifolia Lec

11 Moraceae AT18 Ngái lông ngắn Ficus hirta vahl var. Brevipila. Corn.

12 Symploaceae AT20 Dung Trung Bộ Symplocos annamensis

13 Mez.Mysisnacae AT22 Xay Nam Bộ Rapanea cochinchinesis

14 Cryteroniaceae AT03 Lôi

Crypteronia paniculata Bl. var. affinis (Pl.)

15 Elaeocarpaceae AT23 Côm cuống Elaeocarpus petiolatus

16 Dilleniaceae AT24 Sổ xoan ngược Dillenia obovata (Blume)

17 Gnetaceae AT02 Gắm (Gắm cọng) Gnetum letifolium Bl. var. funiculare (Bl.)

Sau đó các mẫu này tiến hành khuếch đại giải trình tự vùng ITS, so sánh trình tự vùng gen ITS với cơ sở dữ liệu trên GenBank. Kết quả cho thấy các mẫu nghiên cứu có độ bao phủ và chỉ số tương đồng đạt 90% - 100%. Việc so sánh với cơ sở dữ liệu trên GenBank nhằm mục đích cho một kết quả tham khảo với nhóm loài tương đồng nhất với trình tự truy vấn.

Tuy nhiên, kết quả BLAST chỉ hiện thị trình tự tương đồng nhất mà trên GenBank hiện có và với những trình tự ở mức độ dưới loài, không thể kết luận chính xác về loài. Với những trường hợp BLAST có độ bao phủ và tương đồng cao (100%) cũng không thể suy ngược lại tên loài.

Kết quả so sánh trình tự của các mẫu nghiên cứu với trình tự với trình tự trên GenBank, cho thấy trường hợp của mẫu AT09 cho kết quả định danh hình thái sơ bộ khớp với kết quả định danh phân tử, các mẫu còn lại (AT06, AT08, AT11, AT13, AT15, AT28, AT29) lại cho kết quả không như mong đợi.

Kết quả so sánh BLAST trình tự vùng ITS của 8 mẫu lá gỗ rừng

Qua kết quả nghiên cứu sơ bộ này chúng ta cần sử dụng thêm một số trình tự các vùng khác nhau như LSU, SSU, rpb2, IGS … để có thể định danh chính xác tên loài và xây dựng hệ thống DNA barcode cho các loài cây gỗ rừng VQG Phú Quốc.

Trần Thị Bích Huy

Đã đọc 4561 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department