Microbial technology - Công nghệ vi sinh ứng dụng trong nông nghiệp

Những tiến bộ của công nghệ vi sinh ngày càng xâm nhập sâu trong các lĩnh vực hoạt động đời sống con người, đặc biệt ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực nông nghiệp.

Công nghệ vi sinh là một bộ phận quan trọng trong ngành Công nghệ sinh học, là một môn khoa học nghiên cứu về những hoạt động sống của vi sinh vật nhằm khai thác và ứng dụng chúng vào các quy trình sản xuất ở quy mô công nghiệp.

Những tiến bộ của công nghệ vi sinh ngày càng xâm nhập sâu trong các lĩnh vực hoạt động đời sống con người.

Các lĩnh vực ứng dụng của Công nghệ vi sinh bao gồm Công nghệ vi sinh trong Nông nghiệp, công nghệ vi sinh trong Công nghiệp, công nghệ vi sinh trong Y học, công nghệ vi sinh trong Thực phẩm và công nghệ vi sinh trong Bảo vệ môi trường. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ vi sinh  đang được ứng dụng sâu rộng nhằm hướng tới phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Theo xu hướng hiện nay nước ta cũng như các nước trên Thế giới đang hướng tới nền nông nghiệp hữu cơ  với việc ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật đặc biệt là công nghệ sinh học trong đó công nghệ vi sinh là nền tảng.

Trong nông nghiêp, vi sinh có tác dụng vô cùng quan trọng của trong cải tạo đất, bao gồm những vi sinh cố định Nito trong đất như: Tảo lam (Cyanobacterium), vi khuẩn Azoterbacter, Rhizobium, xạ khuẩn Actinomyces, Klebsiella, …Vi sinh vật phân giải lân khó tan như: Aspergillus niger, Pseudomonas sp., Bacillus sp. và một số loài sống cộng sinh trên rễ cây có khả năng sử dụng lân để cung cấp cho cây (Micorhiza sp.).

Tảo lam (Cyanobacterium)

Trong phòng trừ sâu, bệnh hại có các loại như : Mycoinsecticides (thuốc trừ sâu từ nấm), Myconematicides (thuốc trừ tuyến trùng từ nấm), Nhóm Nấm bẫy tuyến trùng, Nhóm ký sinh trên tuyến trùng, Mycoherbicides (thuốc diệt cỏ từ nấm). Việc ứng dụng những nhóm vi sinh này giúp giảm thiểu tới 20-30% tình trạng sâu, bệnh hại trên cây trồng.

Ngoài ra, vi sinh vật còn được dùng để ủ và sản xuất các loại phân hữu cơ vi sinh từ các phế thải hữu cơ trong nông nghiệp như: phân chuồng, rơm rạ, bã ngô, vỏ cà phê, bánh dầu, phế phụ phẩm trong thủy sản… Những vi sinh vật này bao gồm các nhóm chuyển hóa Cellulose, Hemicellulose, Trichoderma, Penicilium sp., ngoài ra các vi sinh vật trong nhóm xạ khuẩn, nấm men, nấm sợi giúp chuyển hóa nhanh các chất khó tan thành dạng dễ hấp thu và khử mùi hôi.

Chế phẩm Trichoderma (trái) và Chế phẩm EM (phải)

Trong chăn nuôi, thú y, công nghệ vi sinh được ứng dụng để sản xuất ra nấm men, acid amin, vitamin, khử mùi hôi chuồng trại, làm đệm lót sinh học giúp gia súc, gia cầm. Ngoài ra một số chủng vi sinh được phối trộn vào thức ăn gia súc giúp vật nuôi tăng nhanh về trọng lượng, sức đề kháng và sức chống chịu với bệnh tật.

Chương trình đào tạo của Khoa Công nghê Sinh học Đại học Nguyễn Tất Thành với các học phần cung cấp kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về lĩnh vực Vi sinh học.  Mỗi sinh viên được tận tay thực hành, thao tác trên đối tương vi sinh, ngoài ra còn có thể tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp theo hướng Vi sinh vật ứng dụng, giúp sinh viên có thể tiếp cận được thực tế, tạo tiền đề để sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm kiếm, phát triển nghề nghiệp thuộc lĩnh vực tiềm năng này.

Gian hàng trải nghiệm nuôi cấy vi sinh của Khoa Công nghệ Sinh học cho học sinh THPT nhân Ngày Hội Tuyển sinh 2019

Sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu trong PTN Vi sinh, Khoa Công nghệ Sinh học NTTU

Một số đề tài về vi sinh ứng dụng đã và đang được ĐH Nguyễn Tất Thành, hay cụ thể là Khoa Công nghệ Sinh học thực hiện, bao gồm: 

Năm 2012, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học Tiền Giang (TT CNSH TG) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM (TT CNC) cùng thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ cao để sản xuất một số loại rau hoa, hoa theo hướng nông nghiệp đô thị”, trong đó PGS TS Trần Hoàng Dũng – Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học làm chủ nhiệm đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất giá thể hữu cơ sạch từ phế phụ liệu nông nghiệp phục vụ nhu cầu trồng hoa và rau sạch tại tỉnh Tiền Giang”, chuyển giao quy trình nhân sinh khối chế phẩm vi sinh ở quy mô phòng thí nghiệm và bán công nghiệp.

Ngoài ra trường Đại học Nguyễn Tất Thành phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học tỉnh Tiền Giang, và doanh nghiệp Công Ty TNHH Sản Xuất Và Thương Mại RVAC đang tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất, ứng dụng chế phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc để phòng trừ một số côn trùng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. Đề tài sẽ tiến hành xây dựng quy trình công nghệ sản xuất các chế phẩm có nguồn gốc từ thảo mộc phù hợp với điều kiện của địa phương; sản phẩm chế phẩm được phối liệu dựa trên các hợp chất, dịch chiết từ thực vật và các thành phần có trên thị trường với hiệu quả phòng trừ sâu bệnh trên 75%. Sản phẩm của đề tài an toàn cho người sử dụng và có hiệu quả phòng trừ sâu bệnh; kết quả bước đầu này sẽ được áp dụng triển khai tại các hộ nông dân tỉnh Tiền Giang; việc phòng trừ sâu bệnh đem lại hiệu quả tại các đơn vị thử nghiệm sẽ góp phần lớn vào việc bảo vệ rau màu, qua đó nâng cao đời sống của người nông dân.

Một đề tài với nguồn kinh phí do tỉnh Vĩnh Long cung cấp “Nghiên cứu xây dựng mô hình xử lí rơm rạ trên đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh theo cơ cấu ba vụ lúa trong năm tại tỉnh Vĩnh Long” cũng đã được trường ĐH Nguyễn Tất Thành tiến hành từ năm 2015 đến năm 2018. Kết quả đề tài đã tạo ra chế phẩm vi sinh vật NTT- VL chứa trên 40 chủng bao gồm vi khuẩn, nấm mốc, xạ khuẩn đã phát huy hiệu quả tích cực trong việc phòng chống ngộ độc hữu cơ và bước đầu cho thấy khả năng trồng lúa theo hướng hữu cơ ít phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Chế phẩm được tạo ra thân thiện môi trường do dùng các cơ chất mang có nguồn gốc hữu cơ vì thế cây lúa không bị ngộ độc hữu cơ, đất ruộng còn tăng độ phì do rơm rạ phân hủy, vi sinh vật tăng mật độ và chủng loại. Hơn thế nữa, chế phẩm còn giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh mà không cần bất kỳ thuốc bảo vệ thực vật nào.

Giang Cẩm Tú

Đã đọc 1712 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department