Khảo sát đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng cấp ở người

Bệnh viêm họng cấp là một trong những bệnh thuộc nhiễm trùng hô hấp mà chúng ta dễ dàng mắc phải.

Mặc dù viêm họng có thể xem là một bệnh nhẹ tuy nhiên tùy vào sức đề kháng cũng như tác nhân gây bệnh mà bệnh có thể chuyển biến nặng hơn gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó việc hiểu rõ về tác nhân gây ra bệnh là vô cùng cần thiết.

Streptococcus được xem là nguyên nhân gây ra hàng loạt các nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và có thể diễn biến nặng trở thành bệnh xâm lấn nghiêm trọng, bao gồm viêm họng và viêm da mủ, và để lại các di chứng tự miễn như sốt thấp khớp và viêm cầu thận.

Triệu chứng viêm họng cấp

Việt Nam là quốc gia nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao do tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo đơn thuốc thì việc thực hiện các nghiên cứu nhằm phân lập, nhận diện và cập nhật thông tin về các chủng vi sinh vật gây bệnh là vô cùng cần thiết để có một định hướng điều trị hiệu quả, giảm thiểu biến chứng.

Vi khuẩn Streptococcus

Việt Nam là quốc gia nằm trong danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao do tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi không theo đơn thuốc thì việc thực hiện các nghiên cứu nhằm phân lập, nhận diện và cập nhật thông tin về các chủng vi sinh vật gây bệnh là vô cùng cần thiết để có một định hướng điều trị hiệu quả, giảm thiểu biến chứng.

Nhóm nghiên cứu gồm ThS. Giang Cẩm Tú - giảng viên khoa Công nghệ Sinh học, TS. Thân Văn Thái – Phó phòng KHCN, sinh viên khóa 15 của Khoa, hợp tác với ThS.BS. Lê Nhật Vinh (Khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Thống Nhất) đã thực hiện đề tài: “Định danh phân tử và khảo sát đặc tính kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng cấp ở người” với mục tiêu phân lập, định danh phân tử và khảo sát đặc tính kháng kháng sinh của một số chủng vi khuẩn Streptococcus gây viêm họng cấp ở người.

Từ 50 mẫu bệnh phẩm được thu tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Thống Nhất, phân lập được  38 chủng Streptococcus, chọn ngẫu nhiên 4 chủng tiến hành tách chiết DNA, PCR, giải trình tự gen 16S rRNA và tiến hành xây dựng, phân tích cây phát sinh loài cho thấy các chủng vi khuẩn nghiên cứu thuộc nhóm vi khuẩn Streptococcus và chia sẻ mức độ tương đồng gần nhất với các chủng S. mitis, S. oralis, S. pseudopneumoniae.

Tiếp tục khảo sát đặc tính kháng kháng sinh của 4 chủng trên với 4 loại kháng sinh thông dụng trong phát đồ điều trị viêm họng cấp hiện nay gồm: Amoxicillin, Azithromycin ,Cephalexin, Clindamycin cho thấy cả bốn chủng đều kháng với Amoxicillin, Azithromycin, Cephalexin và mức độ nhạy cảm yếu với Clindamycin.

Kết quả này bước đầu đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Công nghệ, ĐH Nguyễn Tất Thành, được trình bày trong chuyên đề Báo cáo khoa học của Bệnh viện Thống Nhất, tạo tiền đề cho các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo nhằm tìm ra thêm các chủng vi khuẩn khác ít gặp hơn nhưng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm họng cấp, đồng thời thử đặc tính kháng kháng sinh của chúng trên tất cả các nhóm kháng sinh thông dụng ở nước ta nhằm góp phần giải quyết tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng nghiệm trọng ở Việt Nam nói riêng và trên Thế giới nói chung.

Tất cả sinh viên của Khoa, những ai có niềm đam mê nghiên cứu về vi sinh vật đặc biệt là vi sinh y học đều có thể đăng ký để học việc tại phòng thí nghiệm và tham gia nhóm nghiên cứu. Việc tham gia thực tập sớm trong phòng thí nghiệm giúp các bạn sinh viên tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực tiễn hữu ích trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp sau này.

Giang Cẩm Tú

Đã đọc 1219 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department