Thực hành trồng dưa lưới tại khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Sinh viên khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành được học toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc dưa lưới trong nhà màng trong học phần Nông nghiệp công nghệ cao.

Đến với khoa Công nghệ Sinh học của trường ĐH Nguyễn Tất Thành chúng mình sẽ được thầy, cô nhiệt tình hướng dẫn chỉ dạy trong môn học. Lúc mới đầu vào Khoa, các bạn sẽ được dẫn đi tham quan tất cả khuôn viên của Khoa. Đầu tiên chúng mình sẽ được dẫn đi một vòng trong khoa để biết được phòng học và thực hành, sau đó được ra tham quan các nhà màng, nhà lưới, ở nhà lưới có trồng rất nhiều loại cây và hoa đặt biệt là dưa lưới một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao.

Vào học kỳ 3 của năm hai mình được học môn Nông nghiệp công nghệ cao. Cuối cùng cũng được thực hành trải nghiệm quy trình trông dưa lưới. Quy trình trồng và chăm sóc dưa lưới có 4 bước:

1. Chuẩn bị cây con: sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp có nhiều lỗ trên khay và có đáy thoát nước, sử dụng sơ dừa trộn với phân hữu cơ để làm giá thể. Cây giống gieo ươm từ 10 - 15 ngày, cây đạt 2 - 3 lá, chiều cao cây 10- 15 cm, cây khỏe mạnh, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có biểu hiện sâu bệnh thì có thể đem ra trồng.

Giá thể và cây con chuẩn bị trồng

2. Chuẩn bị giá thể trồng: giá thể được sử dụng là mụn xơ dừa phối trộn với phân hữu cơ (phân trùn quế, phân bò hoai, phân gà hoai,…) với tỷ lệ 80 mụn xơ dừa + 20 % phân hữu cơ. Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin.

3. Trồng và chăm sóc: 

Trồng cây: nên trồng vào buổi chiều mát, mỗi túi nilon trồng 1 cây. Khi trồng đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt. Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo. Cần trồng dự phòng 5-10% cây con đúng tuổi để dặm.

Tưới nước: nước tưới được sử dụng là nước giếng.

Phân bón và dinh dưỡng: trong phân bón cần cung cấp đủ các chất K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, chúng thường ở dạng rắn, dễ tan trong nước.

Chăm sóc: khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo cố định dây dưa.

Thụ phấn thủ công: lấy bông đực để chụp vào bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống. Mỗi cây để lại từ 1- 4 quả, để quả ở lá thứ 9 – 15. Sau đó tỉa hết các cành nách tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng. Sau khi quả có đường kính từ  2 – 4 cm thì tiến hành hãm ngọn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Chuẩn bị cố định dây treo cho dây dưa bám

Thụ phấn, quấn ngọn, tỉa trái cho cây dưa lưới

4. Thu hoạch: cây sau khi trồng khoảng 65 ngày, quả có lưới đẹp, trên cuốn xuất hiện nhiều vết nứt là thu hoạch được.

Bạn Lê trần Thảo Nguyên lớp 12CSH01 rạng ngời bên quả dưa sắp thu hoạch

Dưa đến ngày thu hoạnh

Sau thời gian trồng và chăm sóc thì cũng đến lúc thưởng thức thành quả, là những quả dưa do mình tự bỏ công chăm sóc. Thành quả của chúng mình được trưng bày với các sản phẩm của những nhóm bạn khác.

Sản phẩm được trưng bày chiêu đãi cho các học sinh trong ngày hội tuyển sinh

Chúc các bạn khóa sau cũng được trải nghiệm những khoảnh khắc tuyệt vời như chúng mình.

Đã đọc 1664 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department