Ứng dụng STR markers trong việc xác định huyết thống trên các giống chó đặc hữu của Việt Nam

Kỹ thuật điện di mao quản, đánh dấu quỳnh quang, Multiplex – Realtime PCR, đã góp phần hỗ trợ các nhà chọn tạo giống phát hiện ra các STR markers có tính đặc hiệu và khả năng phân định cao.

Trong nhân giống động vật, việc xác định chính xác phả hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăn nuôi. Ở các giống vật nuôi như heo, bò, ngựa, việc xác định chính xác phả hệ đã được thực hiện thường quy ở các nước đang phát triển, đặt biệt là ở nhóm vật nuôi thú cưng như chó nhà. Tuy nhiên, hiên nay tại Việt Nam, việc kiểm soát phả hệ trong chăn nuôi còn chưa có sự quan tâm đúng mực, dẫn đến chất lượng con giống ngày càng giảm dần.

Trong thực tế, vì thị hiếu người nuôi thích sỡ hữu các cá thể chó có ngoại hình đẹp đã góp phần tạo điều kiện cho các chủ trang trại chó, người dân tự nhân giống vẫn diễn ra phổ biến, mà không có sự kiểm soát làm tăng tỷ lệ đồng huyết dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống, làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh di truyền. Vì vậy, việc xác định huyết thống sẽ hạn chế tối đa việc phối giống cận huyết và xác định được dòng giống của những cá thể mang lại lợi ích kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bền vững các giống chó đặc hữu quý hiếm.

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự tiến bộ trong lĩnh vực kỹ thuật di truyền, trong đó có kỹ thuật điện di mao quản, đánh dấu quỳnh quang, Multiplex – Realtime PCR, đã góp phần hỗ trợ các nhà chọn tạo giống phát hiện ra các STR markers có tính đặc hiệu và khả năng phân định cao. Kết quả này, đã góp phân cho việc nhận diện nhanh, chính xác các cá thể chó có mối quan hệ gần về mặt di truyền.

Kết quả phân tích các STR markers trên mẫu niêm mạc má ở chó (Canine genotype 2., Thermofisher)

Nằm chung trong xu hướng đó, Khoa Công nghệ Sinh học, trường Đại học Nguyễn Tất Thành với sự tham gia của 2 bạn sinh viên năm nhất Nguyễn Đoàn Thúy Vy và Nguyễn Hoàng Thiên ân – Lớp 19DSH1A đã tiến hành thực hiện nghiên cứu khoa học mang tên “Ứng dụng STR markers trong việc xác định mối quan hệ huyết thống trên các giống chó đặc hữu quý hiếm của Việt Nam”.

Để phù hợp với tình hình phát triển Khoa học - Kỹ thuật của Việt Nam, Khoa Công nghệ Sinh học đã bước đầu xây dựng quy trình, cải tiến, hiệu chỉnh một số biện pháp kỹ thuật cho phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả bước đầu đạt được đã chuẩn hóa được quy trình điện di DNA trên gel polyacrylamide biến tính, tối ưu được quy trình nhuộm DNA, có thể ghi nhận và đọc được kích thước chính xác các band DNA rõ ràng.

Kết quả điện di STR DNA trên gel Polyacrylamdie biến tính trên nhóm đối tượng chó Phú Quốc

Cùng với kết quả này, nhóm nghiên cứu cũng xác định được một số STR markers có tính đặc hiệu và đa hình cao, đặc trưng cho nhóm đối tượng chó Phú Quốc, các STR markers này có khả năng phân định cũng như nhận diện chính xác lên đến 99%. Kết quả này đã góp phần vào việc quản lý đàn giống vật nuôi phục vụ công tác lai tạo, cải thiện nguồn giống, nhằm nâng cao phẩm chất, giá trị kinh tế của các giống chó đặc hữu, quý hiếm của Việt Nam.

Kết quả ghi nhận các STR markers có tính đa hình và phân định cao

Nguyễn Thành Công

Đã đọc 3899 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department