Sản phẩm thương mại từ tảo

Ứng dụng công nghệ nuôi trồng tảo ở quy công nghiệp đang rất được quan tâm nghiên cứu hiện nay.

Tiềm năng kinh tế và tiềm năng ứng dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ vi tảo trên rất lớn, do đó, hướng ứng dụng công nghệ nuôi trồng tảo quy công nghiệp đang được quan tâm nghiên cứu.

Vi tảo: Hiện nay, có hơn 100.000 loài vi tảo đã được xác định. Vi tảo chứa khoảng 50-70% protein, 30% lipid, hơn 40% glycerol, 8-10% carotene và các loại vitamin B1, B2, B3, B6, B12, E, K, D,.…. Trên 50 loài có thể được ứng dụng khai thác, trong đó có 10 loài là Spirulina, Chlorella, Haematococcus, Dunalliela, Chlamydomonas, Scenadesmus, Schizochytrium, Nannochloropsis, Euglena, Synechococcus được quan tâm nhiều nhất để nghiên cứu, nuôi trồng và khai thác  nguồn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón hữu cơ, hay chiết xuất những chất có giá trị cao như các sắc tố tự nhiên, chất chống oxy hóa, protein, lipid,vitamin và vi khoáng …để sử dụng trong dược phẩm, thực phẩm bổ sung, mỹ phẩm,…Vi tảo chứa đến 30% lipid nên được đánh giá là nguồn nguyên liệu tiềm năng để sản xuất nhiên liệu sinh học (biofuel, biodiesel, ethanol, alcohols, gas).

Rong biển (tảo lớn): Tại Việt Nam đã xác định được 800 loài rong biển với trữ lượng tự nhiên 80 ​- 100 tỷ tấn, thuộc 4 ngành. Trong đó, ngành rong đỏ chiếm hơn 400 loại, ngành rong lục chiếm 180 loại, ngành rong nâu hơn 140 loại và ngành rong lam gần 100 loại. Diện tích tiềm năng trồng rong biển ở Việt Nam vào khoảng 900 nghìn ha (tương đương với sản lượng 600 - 700 nghìn tấn khô/năm).

Trong số hơn 800 loài rong biển thì ở vùng biển nước ta có 90 loài mang lại giá trị kinh tế. Hiện nay, có 2 nhóm loài rong biển có trữ lượng nguồn lợi tự nhiên lớn là rong mơ và rong câu; 7 loài rong kinh tế (rong nho, rong câu chỉ vàng, rong câu thắt, rong câu cước, rong sụn, rong bắp sú, rong sụn gai) đang được trồng phổ biến ở Việt Nam. Theo thống kê, hiện cả nước nuôi trồng khoảng 10.000 ha rong biển, sản lượng đạt hơn 101.000 tấn rong tươi/năm. Trong đó, Bắc bộ gần 6.600 ha, Bắc Trung bộ hơn 2., hơn 300 ha; trong đó rong sụn chiếm đến 80%, 20% còn lại là rong nho thả nuôi… Với bờ biển dài 3.260km với diện tích mặt nước khoảng 1 triệu km2 (tương đương với sản lượng 600 - 700 ngàn tấn khô/năm), Việt Nam rất thích hợp cho việc phát triển ngành rong biển, đặc biệt là vùng miền Trung có bờ biển đá và dải biến thiên nhiệt độ hẹp.

Tuy diện tích tiềm năng cho trồng rong ở Việt Nam rất lớn nhưng việc trồng rong ở nước ta còn rất sơ khai, nhiều năm diện tích trồng rong không có đột phá. Theo kế hoạch dự kiến đến năm 2020 cũng chỉ có khoảng 12.600 ha trồng rong với sản lượng ước đạt 137,5 ngàn tấn.

Sản phẩm

Chủng tảo

Ứng dụng

Giá thị trường (US$)

Hình ảnh

Nori

Porphyra

Thực phẩm (sushi)

66-166/kg

 san pham tu tao 1

Wakame

Undaria pinnatifida

Thực phẩm

169/kg khô

 san pham tu tao 2

Agar

Gracilaria

Gelidium

Pterocladia

Chất làm đông (rau câu),ứng dụng trong thực phẩm và công nghệ sinh học

5 – 100/kg

 san pham tu tao 3

Viên uống tảo

Spirulina

Thực phẩm chức năng

10-20/kg (dạng bột khô)

68-112/kg (dạng viên)

 san pham tu tao 4

Viên uống tảo

Chlorella

Thực phẩm chức năng

100-120/kg

 san pham tu tao 5

β-carotene

Dunaliella salina

Thực phẩm chức năng, thức ăn chăn nuôi

300-3000/kg

 san pham tu tao 6

DHA

Odontella aurita

Thực phẩm cho trẻ em, mỹ phẩm, dược phẩm

650/kg

 san pham tu tao 7

Astaxanthin

Haematococcus 

pluvialis

Thực phẩm tạo màu, dược phẩm, thực phẩm chức năng

2000-2500/kg

 san pham tu tao 8

Một số sản phẩm thương mại từ tảo

Vì tiềm năng kinh tế và ứng dụng rất lớn của các sản phẩm có nguồn gốc từ tảo, ngành Công nghệ sinh học về vi tảo nói riêng, tảo nói chung có tiềm năng rất lớn. Chính vì thế hướng ứng dụng công nghệ nuôi trồng tảo trên quy công nghiệp hiện đang được nhóm nghiên cứu của PGS. TS. Trần Hoàng Dũng tập trung nghiên cứu nhằm ứng dụng sản xuất các sản phẩm thương mại từ nguồn nguyên liệu của Việt Nam.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong đổi mới quy trình nuôi trồng sao cho tiết kiệm nước, không bị giới hạn bởi thời tiết, khí hậu, … nuôi được nhiều chủng loại tảo, cho hiệu suất cao; ứng dụng công nghệ enzyme, công nghệ chiết xuất phù hợp để thay thế công nghệ tách chiết bằng dung môi hóa học như công nghệ dung CO2 siêu giới hạn để tách các hợp chất chất màu (astaxanthin, phycocyanin… ), chất chống oxy hóa (beta – carotenoid, peridin,… ) từ vi tảo; ứng dụng enzyme để chuyển hóa các chất có trong vi tảo thành sản phẩm mong muốn; tập trung trong ứng dụng vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học; ứng dụng các hợp chất quý tách từ vi tảo để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người hoặc sử dụng sinh khối tảo làm thức ăn nuôi thủy hải sản.

Ông Bỉnh Nguyên

Đã đọc 2849 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department