Bộ môn Công nghệ Sinh học Động vật và Y dược

Danh sách giảng viên cơ hữu:    

  1. ThS. Nguyễn Trung Hiếu
  2. ThS. Nguyễn Thành Công
  3. ThS. Trần Thị Bích Huy

Bộ môn Công nghệ Sinh học Động vật chịu trách nhiệm giảng dạy các môn cơ sở ngành và chuyên ngành có liên quan động vật như:

  1. Công nghệ sinh học động vật
  2. Bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen
  3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong chẩn đoán bệnh trên người và động vật
  4. Công nghệ sinh học dược liệu
  5. Công nghệ sinh học trong chăn nuôi - thú y
  6. Công ngệ sinh học thuỷ sản
  7. Công nghệ sinh học trong hỗ trợ sinh sản
  8. Công nghê sinh học vật liệu y sinh

Sinh viên tham quan thực tế tại trang trại chăn nuôi gà

Sinh viên trong một buổi học thực hành thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học Động vật

Hướng nghiên cứu:

Ngoài công tác giảng dạy, các Giảng viên trong bộ môn còn tham gia thực hiện và triển khai các đề tài khoa học và dự án sản xuất từ cấp cơ sở, Bộ, Tỉnh, Thành đến Quốc gia nhằm mang lại hiệu như:

  • Di truyền và tiến hóa của động vật quý hiếm: Hiện nay, việc khai thác giống thường tập trung vào giống mang lại kinh tế cao dẫn đến việc lai tạp làm tài nguyên di truyền ngày càng bị thu hẹp, nhiều giống bản địa đã và đang biến mất và đe doạ tuyêt chủng. Vì thế việc đánh giá đúng bản chất nguồn tải nguyên sinh vật  quý hiếm của VN và đề xuất hướng bảo tồn, khai thác bền vững là công việc thường xuyên của người làm CNSH. Ví dụ: Bộ môn đã và đang thực hiện đề tài Xác định  nguồn gốc và đánh giá đa dạng di truyền các nòi chó đặc hữu tại Việt Nam: chó lưng xoáy Phú Quốc, chó Bắc Hà, Chó H’Mông cộc, …. từ đó có định hướng bảo tồn các giống chó đặc trưng của Việt Nam
  • Vật liệu y sinh: tìm kiếm các dạng vật liệu mới có khả năng thích ứng với cơ chế sinh học – sinh lý của cơ thể người để đa dạng hóa sản phẩm Y Sinh phục vụ sức khỏe là hướng đi của thế kỷ 21. Bộ môn hiện đang hợp tác vối các công ty cổ phần dược POMAX và Bệnh viện Quân y 7A thực hiện dự án cấp Quốc gia “nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và sản xuất màng biopolymer trên nền PHB (polyhydroxybutyrate) có chứa nano bạc để làm băng sinh học ứng dụng trong điều trị vết bỏng và vết thương lâu liền”.
  • Sàng lọc và đánh giá các chủng vi khuẩn nội cộng sinh trong thực vật và các cây dược liệu có hoạt tính kháng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh
  • Dùng công nghệ enzyme và hệ men trong vi sinh vật để chuyển hóa và tổng hợp các dược chất dùng để làm thuốc và thực phẩm chức năng.
  • Hoạt chất tự nhiên: sàng lọc, chiết xuất, xác định và thử nghiệm các chất chuyển hóa thứ cấp từ nguồn dược liệu tự nhiên có hoạt tính kháng oxy hóa, kháng ung thư và kháng viêm thông qua các đường truyền tín hiệu tế bào.
  • Đường truyền tín hiệu tế bào ung thư: sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử, genomics và proteomics, các thử nghiệm trên mô hình chuột để nghiên cứu gen và các đường truyền tín hiệu nội bào điều chỉnh quá trình hình thành, tiến triển và di căn của khối u ung thư.
  • Hạt nano: Đánh giá hoạt tính kháng oxy hóa, kháng ung thư và khả năng dẫn xuất thuốc của hạt nano trong tế bào ung thư.

Sinh viên có thể làm gì sau khi tốt nghiệp?

Các em đừng lo!!!! Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu tại trường đại học, các viện nghiên cứu, các công ty sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Công nghệ Sinh học Động vật.

Liên hệ: Bộ môn Công nghệ Sinh học Động vật và Y dược

Địa chỉ: 331 Quốc lộ 1A, Phường An Phú Đông, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 19002039 - Ext: 502                               Website: http://cnsh.ntt.edu.vn