Hỏi đáp tìm hiểu về ngành Công nghệ Sinh học của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (Phần 3)

Khoa Công nghệ Sinh học, trường ĐH Nguyễn Tất Thành sẽ lần lượt đăng tải và trả lời tường tận các thắc mắc của các em học sinh thời gian qua để các em nắm rõ nhất thông tin ngành nghề cũng như tuyển sinh của ngành CNSH.

Câu 9. Mỗi trường có một thế mạnh và định hướng chuyên môn riêng để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thị trường lao động, như vậy thì tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Khoa Công Nghệ sinh học có những chương trình gì giúp các em sinh viên tạo được dấu ấn với các nhà tuyển dụng?

Trả lời:

Để có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng và có được vị trí tại doanh nghiệp; dấu ấn của SV phải thật nổi bật chỉnh chu. Đới với Khoa CNSH, việc tìm kiếm cho các em cơ hội việc làm được xem là nhiệm vụ thường xuyên mà Khoa phải thực hiện, nó không đơn giản chỉ là hỗ trợ chung chung. Do đó xuyên suốt trong toàn bộ chương trình đào tạo, các Thầy Cô của Khoa sẽ giúp các em “make up”  mình thật kỹ lưỡng đế các em có thể lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Thứ nhất đó là sự tự tin: Muốn có sự tự tin, các em phải biết tự thể hiện mình ra, tự quảng cáo chính mình, tự cho người ta thấy các nét nổi bật của em, em là ai? Muốn như thế các em được là chính mình trong học tập, trong suy nghĩ, trong nghiên cứu khoa học. Các em được mạnh dạn phát biểu, được bày tỏ chính kiến, được phản biện ngược lại Thầy Cô, ...

Thứ hai đó là sự năng động: Sự năng động thể hiện các em là người dám chấp nhận thử thách, dám làm việc hăng say vì sự yêu thích công việc hơn là do ép buộc. Muốn được như thế các Thầy Cô của Khoa sẽ cho các em tham gia vào các đề tài dự án nghiên cứu khoa học mà Thầy Cô đang thực hiện. Thông qua đó các em sẽ khai phóng lấy chính các em; các em sẽ biết em có điểm mạnh gì và biết mình sẽ năng động ở điểm nào để phát huy hết sức.

Thứ ba sự chủ động: Khoa tạo điều kiện cho các nhà tuyển dụng gặp các em từ khi các em mới vào Trường. Khoa không đợi đến năm 4 mới giới thiệu SV cho nhà tuyển dụng đâu, mà làm ngay và luôn khi mới vào năm 1-2. Theo đó các em được đi tham quan các doanh nghiệp CNSH, được nghe các doanh nghiệp đến Khoa nói chuyện chuyên đề, tạo cơ hội cho 2 bên biết nhau để tìm hiểu nhau kỹ hơn. Quá trình tìm hiểu này đặc biệt khi các em báo cáo tốt nghiệp. Khoa sẽ mời chính doanh nghiệp đến tham gia Hội đồng chấm luận văn cho các em, sẽ nhìn rõ ngay phẩm chất các em như thế nào để có thể nhận em vào doanh nghiệp của họ.

Chính vì chiến lược này nên Khoa có trên 100 giảng viên doanh nhân là chủ các cơ sở doanh nghiệp CNSH đã và đang tham gia hỗ trợ cho Khoa, gấp 5 lần số GV hiện có của Khoa. Nói thế để các em thấy rằng tại khoa CNSH của trường NTT, các em học với Doanh nghiệp là chính, còn Thầy Cô chỉ là hỗ trợ cho các em SV và Doanh nghiệp mà thôi.

Khách mời từ Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNSH tham gia hội đồng đánh giá KLTN của sinh viên năm cuối

Câu 10.  Em rất thích công nghệ sinh học nhưng em lại cũng thích làm việc trong văn phòng hơn là xuống xưởng sản xuất trực tiếp, vậy Khoa CNSH có các môn, ngành nào phù hợp với sở thích của em?

Trả lời:

Với Khoa CNSH, phương châm là đào tạo theo nhu cầu của người học sao cho đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng. Quá trình giảng dạy của Khoa luôn cập nhật các nhu cầu của nhà tuyển dụng để điều chỉnh chương trình giảng sao cho đáp ứng ngay nhu cầu nhà tuyển dụng. Ví dụ qua quan sát theo dõi, chúng tôi thấy nhiều em SV có tố chất quản lý, lãnh đạo, điều hành hơn là tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất CNSH. Mặc khác, các nhà tuyển dụng cũng thấy, nếu kỹ sư CNSH mà có thêm kiến thức về quản lý, tổ chức sắp xếp, điều hành thì càng được ưu ái. Từ đó chúng tôi thiết kế chuyên ngành Quản trị CNSH để đáp ứng nhu cầu này, nhu cầu từ chính người học và nhà tuyển dụng, sẽ bắt đầu giảng từ 2020.

Hơn nữa phong trào start-up đang diễn ra sôi nổi, khoa CNSH đã có 2-3 giải thưởng SV tham gia phong trào khởi nghiệp. Các em cho biết để khởi nghiệp thì các em dựa trên các ý tưởng thuần túy chuyên môn; nhưng để phát triển thì các em cần biết định giá sản phẩm, sở hữu trí tuệ, kêu gọi vốn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, … Do vậy ngành Quản trị CNSH sẽ giúp các em tự tin hơn khi khởi nghiệp.

Câu 11. Theo em được biết, việc hợp tác với các doanh nghiệp và các trung tâm công nghệ trong nước và quốc tế rất được Khoa Công nghệ Sinh học chú trọng, bởi điều này giúp các em có thể tìm hiểu, nghiên cứu và nâng cao khả năng học thuật của bản thân ở môi trường làm việc thực tế, Khoa có thể chia sẻ thêm về chủ đề này?

Trả lời:

Như đã nói, Khoa xác định, khi vào Khoa, SV sẽ học và làm việc với Doanh nghiệp, với các chuyên gia CNSH hàng đầu của VN là chính; GV chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho sự kết nối này. Do đó khi các em SV được tiếp xúc với các Trung tâm, Viện Nghiên cứu, các em sẽ có được những giá trị vô hình rất lớn:

  • Các em thấy được ngay, hiểu được ngay, cảm nhận được ngay CNSH là gì, rất thực tế chứ không lý thuyết chung chung trong sách vở
  • Các em hiểu ra ngay là để giải quyết 1 bài toán CNSH, làm ra 1 sản phẩm CNSH thì người ta cần làm gì. Lúc này các em sẽ nhớ lâu nhớ dai các bài thực hành đã học trong phòng lab.
  • Các em sẽ cảm nhận được niềm vui của những nhà CNSH khi làm ra được 1 sản phẩm, giải quyết 1 vấn đề CNSH, từ đó các em cảm thấy yêu nghề hơn và dấn thân vì nghề nhiều hơn.

Song song với việc hợp tác với các Trung tâm, Viện nghiên cứu trong nước, Khoa không thể bỏ qua mảng quốc tế:

  • Với ngành CNSH nông nghiệp chúng tôi có chương trình đưa SV đi Israsel 10-11 tháng, theo đó SV các khóa có đủ sức khỏe, tiếng Anh khá là có thể đăng ký Thực tập sinh tại Israel, tại đây các em sẽ được vào các Trang trại Nông nghiệp cao của họ; được cùng học cùng làm như 1 kỹ thuật viên về CNSH để hiểu rõ hơn về nền KHCN tiên tiến của Israel. Khoa và Trường sẽ bảo lưu kết quả 1 năm cho các em này, để khi về lại VN các em vẫn tiếp tục chương trình học như thường.
  • Với ngành CNSH Y Dược, chúng tôi đưa SV đi ĐH Hirosima của Nhật 3 tháng. Theo đó các em năm 3-4 có đủ điều kiện sẽ được đưa sang Phòng thí nghiệm Hóa Sinh của ĐH Hiroshima, tại đây các em sẽ  được học những kỹ thuật tiên tiến nhất, máy móc hiện đại nhất trong lĩnh vực tách chiết các hợp chất thiên nhiên ứng dụng vào y học. Những em khá giỏi có thể có cơ hội được Thầy Xuân tìm học bổng lên Thạc Sỹ hay Tiến sỹ.
  • Các chương trình tương tự cũng được Khoa tiến hành với Malaysia, Ấn Độ, …

Khoa CNSH tổ chức Ngày hội tuyển dụng cho SV năm cuối

Câu 12: Khoa CNSH đã có có sự chuẩn bị gì cho các em khi bước vào môi trường làm việc thực tế?

Trả lời:

Từ khi lập Khoa, Khoa đã xác định các em cần phải học kiến thức, học kỹ năng để hành nghề. Do đó Khoa phải trang bị thật tốt để ngày các em rời Trường, các em tự tin nhận 1 vị trí nào đó tại doanh nghiệp. Do vậy việc trang bị cho các em các hàng trang đó là nhiệm vụ, là niềm vui của Khoa. Các hành trang này được Khoa nghiên cứu chắt lọc chọn lựa sao cho phù hợp nhất với các em. Chung quy lại vẫn là tạo sự cọ xát thực tế cho các em với môi trường làm việc thực tế.

Khoa CNSH tự hào là gần 100% SV của Khoa sau khi tốt nghiệp đều có việc làm.

Tuy vậy kỷ nguyên 4.0 đang đến với chúng ta; khoa CNSH của trường ĐH Nguyễn Tất Thành không thể dừng lại với những gì đang có, mà Khoa đang chuẩn bị một cuộc lột xác mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Xã hội. Theo đó ngành CNSH trở thành liên ngành, xuyên ngành với sự tương tác hỗ trợ giúp sức của các ngành vật lý, toán học, công nghệ thông tin, … Do vậy, SV không chỉ biết mỗi CNSH mà cần biết thêm những kiến thức ở một số ngành khác để phù hợp tình hình mới.

Đặc biệt Khoa chuẩn bị cho kiểm định ngành CNSH theo chuẩn quốc tế AUN; muốn đạt chuẩn quốc tế tức là bài giảng, cơ sở vật chất, trình độ giảng viên phải đáp ứng các chuẩn mực của quốc tế. Và khi Ngành CNSH của trường ĐH Nguyễn Tất Thành có được chuẩn AUN thì SV của Khoa sẽ là người hưởng lợi đầu tiên. Các em được học chuẩn quốc tế với chi phí rất Việt Nam; điều này sẽ giúp các em thuận lợi hơn rất nhiều khi xin việc làm; khi du học hay học lên cao.

Câu 13: Hiện em vẫn còn lưỡng lự tham gia xét tuyển về ngành công nghệ sinh học, các Thầy Cô sẽ dành lời khuyên nào cho em?

Trả lời:

Mỗi người trong chúng ta hãy dám sống vì ước mơ của chính mình và khám phá chính mình. Ngành CNSH chính là ngành cho các em dám mơ ước và thực hiện mơ ước đó.

Ví dụ các em nghe hằng ngày ăn thịt heo thấy nó nhiều mỡ quá, các em có dám mơ ước là mình sẽ tạo ra được 1 giống heo nuôi mà tỷ lệ mỡ thấp hơn, nhiều nạc hơn, thơm ngon hơn không?

Hoàn toàn được nha các em. Các em biết là con heo nhà mình nuôi vốn dĩ thuần hóa từ heo rừng. Qua quá trình dài lâu thì gene UCP1 bị mất đi, mà gen UCP1 mất đi sẽ khiến cho mỡ tích tụ dưới da heo rất nhiều. Bây giờ làm sao đây? Không lẽ đem lai giữa heo nhà và heo rừng để chuyển gen UCP1 từ heo rừng vào heo nhà. Không khả thi đâu. Các em có thấy con chuột có lớp mỡ dưới da không? Không có mỡ là vì nó có gene UCP1. Vậy nếu là dân CNSH, em sẽ biết cách lấy gene UCP1 của chuột, em cải biến gene này bằng kỹ thuật di truyền sao cho nó tương thích với con heo. Sau đó em chuyển gene UCP1 đã cải biến này vào trứng của con heo nhà. Tiếp đến em mang trứng con heo nhà có chứa gene UCP1 cải biến, cấy vào tử cung con heo mẹ. Heo mẹ đẻ con ra là heo nhà nhưng có chứa gene UCP1 sẽ mang các đặc tính của heo nhà thông thường nhưng có kèm theo gene UCP1 không tạo mỡ dưới da. Kết quả cho thấy các con heo chuyển gene này giảm tỷ lệ mỡ còn 24% so với trước đó.

Đấy, nếu các em dám mơ ước thì ngành CNSH sẽ giúp các em thực hiện ước mơ đó.

Hội thảo Kỹ năng chinh phục nhà tuyển dụng do Khoa CNSH tổ chức để hỗ trợ các em khi đi xin việc làm

Các bạn xem thêm Hỏi đáp tìm hiểu về ngành Công nghệ Sinh học Phần 1, Phần 2 Phần 4 tại đây nhé!

Đã đọc 1557 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department