Công nghệ Sinh học trong cuộc chiến với Covid-19

Công cuộc chiến đấu, khắc phục và khống chế dịch bệnh tại nước ta cũng như trên thế giới đạt được sự thành công nhất định là do sự góp phần không hề nhỏ của ngành Công nghệ Sinh học.

Ngày 31/12/2019, các ca nghi nhiễm đầu tiên về dịch bệnh Covid-19 được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) và sau đó chỉ vỏn vẹn mười ngày trường hợp tử vong đầu tiên cũng được xác định tại đây. 11/03/2020 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu” với mức độ lây nhiễm tăng theo câp số nhân. Cho đến hiện tại tình hình dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến vô cùng phức tạp, theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam đến 22h ngày 20/07/2020, trên thế giới ghi nhận 14,697,228 người nhiễm; 610,098 người tử vong và 8,775,137 người đã được chữa khỏi. Trong đó tại Việt Nam ghi nhận 384 ca mắc bệnh, điều trị khỏi cho 360 người, vẫn chưa ghi nhận bất kì trường hợp tử vong nào.

Chủng virus SAR-COV2 bùng phát vào cuối năm 2019 và được gọi tên mới là  COVID-19

Công cuộc chiến đấu, khắc phục và khống chế dịch bệnh tại nước ta cũng như trên thế giới đạt được sự thành công nhất định là do sự góp phần không hề nhỏ của ngành Công nghệ Sinh học (CNSH). Vậy cụ thể ngành CNSH đã làm được những gì?

Thứ nhất: Giải mã thành công bộ gen của Covid-19

Ngay giữa tháng 1 năm 2020, ít nhất năm bộ gen của coronavirus mới đã được phân lập, giải mã và công bố chi tiết. Trình tự RNA của virus dài khoảng 30 kbp (30,000 cặp bazơ). Các bộ gen này chỉ ra rằng coronavirus mới này khác biệt về mặt di truyền với các coronavirus khác đã biết trước đó, như các coronavirus liên quan đến Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV), tất cả các nghiên cứu này đều dựa trên chuyên ngành Sinh học Di truyền và Sinh học Phân tử của lĩnh vực CNSH.

Thứ hai: Các xét nghiệm virus dựa trên phản ứng realtime-PCR

Đứng trước tình hình dịch bệnh có dấu hiệu tăng nhanh và có xu hướng lan rộng ra các khu vực ngoài Vũ Hán cũng như ngoài biên giới Trung Quốc, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đó là cần có ngay các phương pháp xét nghiệm chính xác giúp chẩn đoán 2019-nCoV từ đó có các phương án can thiếp y tế hiệu quả và kịp thời. Trong số các phương pháp xét nghiệm thì phương pháp phát hiện nucleotide acid của virus bằng kỹ thuật sinh học phân tử Realtime-PCR được xác định là phương pháp có độ tin cây cao. Trong nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, Realtime-PCR thường được sử dụng để phát hiện virus gây bệnh từ dịch tiết đường hô hấp.

Nhờ sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật nhất là công nghệ sinh học, bộ kit test phát hiện COVID-19 made in Việt Nam được sản xuất theo quy trình hết sức nghiêm ngặt, đạt tiêu chuẩn với một số ưu việt như kỹ thuật được tích hợp của các thử nghiệm nên tránh được những thao tác không chính xác; thời gian bộ kit cho kết quả xét nghiệm sẽ rút ngắn hơn, vì vậy giá thành của bộ kit cũng giảm hơn. Ngày 4/3, Bộ Y tế đã có Quyết định số 774/QĐ-BYT về việc ban hành danh mục 2 sinh phẩm chuẩn đoán invitro (trong ống nghiệm) xét nghiệm virus Corona (SARS-CoV-2) để phục vụ kịp thời công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Thứ ba: Đẩy nhanh tiến độ hướng tới chế tạo thành công vaccine Covid-19

Sử dụng công cụ Sinh học dựa vào trình tự toàn bộ bộ gen đã xác định được, cũng như các phản ứng giữa kháng nguyên kháng thể và độc lực học của virus mà người ta hy vọng rằng trong tương lai không xa vaccine Covid-19 sẽ sớm ra đời nhằm đẩy lùi đại dịch.

Việc chạy đua chế tạo vaccine đang là xu thế của toàn thế giới trong công cuộc phòng chống dịch bệnh

Qua đại dịch Covid-19 vừa rồi đã cho thấy 1 minh chứng là Ngành CNSH mang một vị trí và tầm ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến tình hình dịch bệnh trong nước cũng như trên thế giới. Chúng ta có thể ví rằng  không đi xem phim, không đi mua sắm, vv… nhưng chúng ta không thể không ăn nghĩa là ta không thể thiếu CNSH trong việc thoát ra khỏi dịch Covid-19.

Trần Kiên Cường

Đã đọc 1784 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department