Polymer sinh học PHB (poly-β-hydroxybutyrate) tổng hợp từ vi sinh vật

Polymer sinh học là chất dẻo có nguồn gốc từ các nguồn sinh khối tái tạo như chất béo thực vật, tinh bột hoặc vi sinh.

Các vật liệu nhựa được tổng hợp từ hóa thạch như bao bì ny lông, phải mất một khoảng thời gian lâu mới có thể phân hủy được, đó là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay. Mặt khác nguồn hóa thạch đang dần cạn kiệt vì sự khai thác quá mức con người. Vì vậy cần tìm ra các nguồn vật liệu mới để thay thế các vật liệu hoá thạch.

Polymer sinh học là chất dẻo có nguồn gốc từ các nguồn sinh khối tái tạo như chất béo thực vật, tinh bột hoặc vi sinh. Với những ưu điểm thân thiện với môi trường và khả năng ứng dụng đa dạng, polymer sinh học đang được nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Đây là xu thế công nghệ đang thu hút sự quan tâm tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Các chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp polymer sinh học PHB phân bố rộng rãi trong tự nhiên: môi trường nước, môi trương đât, … nên rất dễ dàng phân lập. Nằm trong dự án đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu tạo màng polymer sinh học từ chủng vi khuẩn E. coli tái tổ hợp và bước đầu thử nghiệm làm giá đỡ nuôi cấy mô trong Y học”. Khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã thực hiên nghiên cứu phân lâp các chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp polyester polyhydroxybutyrate (PHB) một nguồn vật liệu sinh học được quan tâm và ứng dụng mạnh nhất hiện nay.

Kết quả bước đầu, nhóm nghiên cứu của Khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã phân lập một số chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp PHB như: Pseudomonas sp.; Citrobacter sp.; Klebsiella sp.; Bacillus sp.; Enterobacter sp.; Leclercia sp.;… Vì thế đây có thể là một nguồn nguyên liệu để sản xuất polymer sinh học vô tận.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của Khoa Công nghệ Sinh học – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành còn khảo sát tính tương thích sinh học của PHB ở vi mô in vitro, kết quả đã được xác định ở các môi trường nuôi cấy khác nhau với các dòng tế bào như nguyên bào sợi, tế bào gốc trung mô, tế bào xương, tế bào tủy xương, tế bào sụn, tế bào biểu mô, tế bào cơ trơn.

Các sản phẩm từ PHB đã nhận được giấy chứng nhận độc tính của Viện kỹ thuật Y Khoa (Bộ Y tế, Liên bang Nga) (số 388-99, 24.12.1999) chứng nhận PHB cho phép được ứng dụng vào y tế như vật liệu tương thích sinh học và không độc hại thích hợp cho viết cấy ghép mô ở người. Đây là một kết quả hết sức quan trọng để có thể ứng dụng màng sinh học PHB để làm băng dán sinh học từ màng PHB để điều trị phỏng, vết thương lâu lành ở người.

Hiện nay, polymer sinh học sản xuất từ vi khuẩn thường được dung để đóng gói thực phẩm, làm cốc, đĩa và các sản phẩm y tế như: chỉ khâu, gạc, vỏ thuốc… Có thể nói rằng, nhựa polyme phân huỷ sinh học là bước tiến mới trong lĩnh vực sản xuất nhựa hiện nay. Loại nhựa này được đánh giá là rất an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường. Vì vậy, bạn hãy ưu tiên sử dụng những sản phẩm được làm từ nhựa polyme phân huỷ sinh học nhé!

Trần Thị Bích Huy

Đã đọc 3135 lần
Về đầu trang
Design by Information Management Department